Sơn lại cửa sắt có cần cạo lớp sơn cũ hay không?

XÂY DỰNG TƯỜNG THỊNH

Sữa chữa - Cải tạo - Làm mới công trình dân dụng

Điện thoại: 0968 644 766

Email: xdtuongthinh@gmail.com - Website: www.tuongthinhvn.com

Tin tức

Sơn lại cửa sắt có cần cạo lớp sơn cũ hay không?

Khói bụi, hóa chất, độ ẩm, sự oxy hóa là những nguyên nhân chính khiến cửa sắt nhà bạn nhanh chóng bị hoen gỉ. Lâu dần vết rỉ sét sẽ lan rộng và gây hư hỏng không thể khắc phục. Bạn phải sơn cửa sắt bằng lớp sơn mới để ngăn chặn sự ăn mòn và khôi phục vẻ mỹ quang cho ngôi nhà. Vậy có nên cạo lớp sơn cũ trước khi sơn mới hay không và phương pháp nào là hiệu quả nhất?

Tại sao có lớp sơn cửa sắt chống gỉ sét nhưng vẫn bị ăn mòn?

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao đã sơn cửa sắt bằng một lớp sơn chống gỉ những vẫn không tránh khỏi các vết ăn mòn theo thời gian? Thật ra điều này là tất yếu vì lớp sơn chống gỉ có tác dụng bao phủ bề mặt kim loại, bảo vệ nó tránh khỏi sự oxy hóa của oxy và hơi nước trong không khí. Tuy nhiên giữa các phân tử nước sơn vẫn có những khoảng trống, các phân tử oxy có thể len lỏi qua và gây nên sự ăn mòn. Điều này có thể diễn ra từ 1 – 2 năm, tùy thuộc vào chất lượng sơn bạn sử dụng.

Khói bụi, môi trường ô nhiễm, nắng nóng, độ ẩm, thời tiết,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến lớp sơn lót nhanh chóng “hết hạn sử dụng”. Khi nó bong ra sẽ tạo điều kiện cho bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài, quá trình oxy hóa sẽ nhanh chóng diễn ra.

Khi các vết gỉ bắt đầu xuất hiện, bạn cần sơn lại lớp sơn mới trước khi chúng bắt đầu lan rộng và gây ra hư hại nghiêm trọng hơn. Nhưng trước đó bạn cần cạo bỏ lớp sơn cũ đi và làm sạch bề mặt kim loại. Điều này giúp ngăn chặn sự ăn mòn tiếp tục xảy ra, đồng thời giúp lớp sơn mới lên màu mịn và đẹp hơn.

Tại sao phải cạo bỏ lớp sơn cửa sắt cũ và cách cạo bỏ lớp sơn cũ đơn giản chỉ trong 15 phút?

Xử lý bề mặt trước khi sơn sẽ giúp bạn thu lại kết quả tốt hơn (như chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng, độ bền vật dụng,…). Vì thế, quá trình tiến hành sơn trên bất kì vật liệu nào gạch men hay kim loại cũng đều bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt.

Phương pháp hiệu cạo bỏ lớp sơn cũ quả nhất là sử dụng xăng hoặc dung môi có khả năng hòa tan polyme (thành phần chính quyết định tính chất của sơn).

Nếu ngại việc phải sử dụng hóa chất độc hại, bạn có thể loại bỏ vết sơn cũ bằng phương pháp thủ công quen thuộc.

Đầu tiên, bạn dùng giấy nhám chà xát để làm bong lớp sơn cũ và các vị trí bị hoen gỉ. Sau đó dùng vải khô tẩm xăng để loại bỏ hoàn toàn các vết sơn cứng đầu còn lại. Cuối cùng, bạn làm sạch và để khô rồi phủ lớp sơn mới lên

.

Cách sơn cửa sắt mạ kẽm chống bong tróc

Sơn cửa sắt mạ kẽm là một công đoạn rất quan trọng, nếu thực hiện tốt thì lớp sơn đó sẽ tồn tại lâu dài, giúp bảo vệ tốt cho cửa sắt trước các tác động của yếu tố môi trường như thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ… Để tiến hành sơn sắt mạ kẽm tốt nhất, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Lựa chọn sơn. Bạn cần chọn một loại sơn có chất lượng tốt đến từ các hãng danh tiếng, bởi các hợp kim sắt cần được bảo vệ bằng một lớp sơn có tính cường lực cao, do đó bạn cần lựa chọn các loại sơn cao cấp như sơn mạ kẽm zincosil để có thể đảm bảo được chất lượng. Những loại sơn giá rẻ nhưng không có thương hiệu rõ ràng sẽ mang lại những rủi ro về độ bền, tệ hơn nữa là ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

  • Bước 2: Gia công bề mặt mạ kẽm. Trước khi tiến hành sơn cửa sắt, bạn cần phải đảm bảo phần bề mặt phải trơn láng nhằm giúp phần sơn có thể trải đều và bám lâu dài, không bị bong tróc. Phần xử lý bề mặt này cực kỳ quan trọng và bắt buộc bạn phải thực hiện thật kĩ lưỡng, chỉn chu.

  • Bước 3: Trộn sơn. Một số loại sơn đã được nhà sản xuất pha chế với dung môi sẵn, bạn chỉ cần khuấy đều lên là có thể sử dụng ngay mà không cần thực hiện thêm thao tác nào. Còn với những loại sơn mà nhà sản xuất yêu cầu bạn phải trộn thêm dung môi, lúc này bạn sẽ xem hướng dẫn sử dụng mà thực hiện cách pha chế.

Một số thủ thuật giúp sơn bền lâu

  • Sơn nhiều lớp: đây là một cách sơn cửa sắt giúp bạn kéo dài thời gian bảo vệ của lớp sơn. Tuy nhiên để thực hiện quá trình này, bạn cần phải canh được độ mỏng phù hợp của từng loại sơn mạ kẽm và đảm bảo chúng có độ phủ thật tốt trước khi sử dụng.

  • Sơn lót kết hợp sơn màu: trước tiên bạn sơn lớp lót, sau đó sơn nhiều lớp màu lên trên làm thành sơn màu. Mẹo này giúp cửa có màu sắc đẹp mà vẫn có được sự bảo vệ tốt nhất.

  • Sơn nóng kết hợp lạnh: bạn sẽ dùng loại sơn mạ kẽm lạnh làm sơn lót, bên ngoài sơn mạ kẽm nhúng nóng để tạo nên chất lượng của lớp sơn ngoài cùng rắn chắc và hoàn hảo nhất.

Màu sơn cửa sắt đẹp, hợp phong thuỷ

1.  Sơn cửa sắt màu trắng

Màu trắng tượng trưng cho sự nhã nhặn, thanh lịch, phù hợp với những ngôi nhà được xây dựng theo thiết kế hiện đại. hoặc những ngôi nhà có diện tích không quá lớn, giúp tạo cảm giác rộng rãi cho không gian sinh hoạt. Sơn cửa sắt màu trắng sẽ hợp với gia chủ có mệnh Kim và Thủy, bởi nó mang lại sự may mắn, tài lộc và hòa thuận trong gia đình. Ngoài ra, một ngôi nhà với cửa sắt màu trắng sẽ làm gia tăng sự ấm cúng và hài hòa cho cuộc sống.

2.  Sơn cửa sắt màu đen

Gam màu đối lập này lại phù hợp một cách đáng kinh ngạc với ngôi nhà hoặc biệt thự có kiến trúc cổ điển, hoặc có cửa sắt với diện tích lớn. Chúng không chỉ giúp tổng thể ngôi nhà trở nên nổi bật mà còn làm các họa tiết trên cửa trông ấn tượng và thu hút hơn. Những gia chủ mệnh Mộc hoặc Thổ có thể cân nhắc lựa chọn màu sắc này để công việc làm ăn được suôn sẻ và thuận lợi.

3.  Sơn cửa sắt màu vàng

Màu vàng hợp với gia chủ mệnh Hỏa và Thổ, đại diện cho ý chí mạnh mẽ, sự trầm ổn. Lựa chọn sơn cửa sắt này hợp với hầu hết các phong cách thiết kế cho ngôi nhà: từ những loại cửa sắt có kích thước nhỏ, lớn cho đến họa tiết hoa văn cầu kỳ … đều có thể sử dụng được. Màu sắc này mang lại sự ấm cúng, gần gũi, giúp các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn.

 

Bài viết khác

Tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản vẫn còn rất chậm

Tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản vẫn còn rất chậm

Các khó khăn của những dự án bất động sản bị vướng pháp lý trên địa bàn thành phố vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể dù kiến nghị và cầu cứu đã nhiều lần.
Chi phí nâng nền nhà khi xây mới hết bao nhiêu?

Chi phí nâng nền nhà khi xây mới hết bao nhiêu?

Trong quá trình xây dựng nhà mới, nhiều chủ đầu tư có ý định nâng nền nhà để mặt tiền không thấp hơn so với đường lớn, hạn chế bụi bặm, ngập úng, phòng trường hợp mặt tiền nhà quá thấp nếu có sửa chữa, nâng cấp đường diễn ra. Việc nâng nền khi xây mới như là một kỹ thuật tối ưu giải quyết hoàn toàn những vấn đề mà chủ đầu tư gặp phải.
Làm thế nào để nâng nền nhà mà không cảm thấy nhà thấp đi?

Làm thế nào để nâng nền nhà mà không cảm thấy nhà thấp đi?

Hiện tượng ngôi nhà của bạn bị lún sụt thấp hơn mặt đường hoặc xuống cấp là một vấn đề đáng lo ngại. Một biện pháp nâng nền nhà có thể giải quyết được tất cả mọi hạn chế cũng như mang đến những ý nghĩa phong thủy và hơn hết, khi nâng nền nhà mà không nâng mái chắc chắn bạn sẽ thấy nhà thấp đi, Vậy làm thế nào để khắc phục việc nâng nền nhà mà khoogn cảm thấy nhà thấp đi?
Kinh nghiệm để đời khi cải tạo nền nhà sụt lún, thấp hơn mặt đường

Kinh nghiệm để đời khi cải tạo nền nhà sụt lún, thấp hơn mặt đường

Cải tạo nâng nền nhà là biện pháp kỹ thuật rất phổ biến trong sửa chữa nhà cũ. Việc cải này thường thực hiện bằng cách đắp thêm các vật liệu như cát, đá… để nâng chiều cao nền nhà khi nền bị xuống cấp hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Hướng dẫn cách nâng nền nhà đúng kĩ thuật, hiệu quả

Hướng dẫn cách nâng nền nhà đúng kĩ thuật, hiệu quả

Hiện tượng nền nhà thấp hơn mặt đường không phải là hiếm gặp. Dù xây dựng ban đầu cao hơn mặt đường 10-20cm nhưng nền nhà vẫn bị sụt lún sau thời gian dài.
Nhà biến thành hầm sau khi xây cầu, nâng đường

Nhà biến thành hầm sau khi xây cầu, nâng đường

19 hộ dân ở thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, như sống trong hầm khi nhà thấp hơn mặt đường 1-2,4 m, sau khi dự án nâng cấp kênh Linh Cảm hoàn thành.
Đối tác khách hàng

Hotline

Hotline

0968644766

0968 644 766